Cấu tạo lá rộng Lá

Lá cây lá rộng hoàn chỉnh cấu tạo bao gồm cuống lá, gân lá, phiến lá. Trên lá chứa nhiều tế bào mô dậu, lỗ khí và nhiều lục lạp. Trên 1 cm² diện tích mặt lá có khoảng 30.000 lỗ khí thực hiện các chức năng sinh dưỡng chính của cây.

Cuống lá

Cuống lá là phần gắn liền giữ phiến lá và thân cành, cuống lá có chức năng nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng giữa thân cây và phiến lá. Cuống lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy vào điều kiện. Đôi khi cuống lá còn đóng vai trò quang hợp (xem thêm cuống dạng lá).

Gân lá

Gân lá có cấu tạo hệ gân nhiều gân gốc

Là bộ phận đóng vai trò xương sống cho phiến lá, nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng. Người ta thường phân gân lá thành các cấp khác nhau (cấp 1, 2, 3) tùy thuộc vào vị trí so với cuống lá. Gân lá có cấu tạo giống như là cuống lá.

Gân lá có các dạng hình phân bố khác nhau:

  • Song song: Ví dụ: lá tre, trúc, lúa, ngô, rẻ quạt, trường sinh,...
  • Lông chim: Đa số có ở các loài thực vật bậc cao.
  • Vấn hợp: Ví dụ: lá ổi, lá các loài trâm,...
  • Gân hình mạng: lá gai, lá mai,...
  • Gân hình cung: lá rau muống, lá địa liền,...

Phiến lá

Dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá có 2 mặt, mặt trên gọi là bụng, mặt dưới gọi là lưng. Lá thường có màu xanh lục nhờ vào chất diệp lục, đôi khi lá có màu sắc khác do diệp lục bị che khuất bởi sắc tố khác. Mép phiến lá là một đặc điểm để phân biệt các loại lá:

+ Có loại lá mép nguyên như lá bàng

+ Có loại lá mép răng cưa nhọn như lá cây hoa hồng

+ Có loại lá xẻ không quá 1/4 phiến lá

+ Có loại lá chẻ, vết chẻ bằng 1/4 phiến lá

+ Có loại lá khía, vết khía quá 1/4 phiến lá hoặc sát gân lá chính